Vật tư công trình

Thi công gia cường kết cấu

Thi công gia cường kết cấu

Thi công gia cường kết cấu

Liên hệ

Quy trình thi công gia cường kết cấu:

Qui trình thi công gia cố công trình kết cấu bằng vật liệu carbon compozite cần được thực hiện từ một đội ngũ công nhân kỹ thuật cao, được đào tạo bài bản. Ngoài ra cần có kỹ sư am hiểu sâu về thi công gia cố cải tạo công trình xây dựng carbon compozite giám sát và hướng dẫn chặt chẽ.

carbonio6_600x500-1024x1024

Bước 1: Cạo bỏ lớp vữa tô đến lớp bê tông, mài và đánh phẳng bề mặt bê tông:

  • Ở các góc dầm hoặc cột cần phải vát góc , bo tròn bán kính tối thiểu 2cm để giảm ứng suất cục bộ gây phá hoại các góc và gây đứt sợi FRP.
  • Các vết nứt rộng hơn 0.25 mm cần phải bơm keo epoxy phủ kín trước khi tiến hành gia cố
may_mai_be_tong_ebs_120-1

Bước 2 Tiến hành cắt tấm FRP theo kích thước thiết kế: 

  • Các dụng cụ cắt phải được cung cấp bởi nhà sản xuất FRP.
  • Chỉ được cắt theo phương dọc, hạn chế tối đa việc cắt theo phương ngang sợi để không gây hư hỏng sợi carbon.
clip_image016

Bước 3: Thi công dán tấm carbon compozite:

16

  • Sau khi đã làm sạch bề mặt bê tông thì trét một lớp mỏng keo epoxy lên bê mặt đồng thời cũng trét keo epoxy lên tấm FRP, sau đó dán tâm FRP lên bề mặt bê tông. Dùng ru lo lăn đều theo hướng sợi để keo thấm vào tấm FRP và không để không khí còn động lại. Rải cát lên bề mặt FRP để tạo lớp bám dính khi hoàn thiện.
  • Lưu ý: Đối với những miếng FRP hóa rắn trước, khi dán vào mặt BT tiếp giáp với tường, có thể tồn tại khoảng hở nhất định giữa mặt BT và miếng FRP, khoảng hở này sẽ được bơm trám đầy bằng Sikadur 752.
18

Bước 4: Kiểm tra độ bám dính của FRP và bề mặt bê tông: 

  • Sau khi đợi cho FRP đạt cường độ thiết kế (7 ngày) thì cần kiểm tra độ bám dính của FRP và bề mặt bê tông bằng các thiết bị đo độ bám dính chuyên dụng: PosiTest AT-A
  • Trong một số trường hợp cần thử tải trên dầm, cột, sàn đã gia cố FRP để kiểm tra khả năng chịu lực sau gia cố.
M__y_th__________53e849ab5945f
Cuộn lên đầu trang
Zalo Vật tư công trình